CÙNG BẠN KIẾN TẠO KHÔNG GIAN

Chào mừng bạn đã đến với website CND. CND luôn theo đuổi phong cách kiến trúc xanh, Không gian thoáng. Nếu bạn cũng yêu thích phong cách này, thì hãy cùng bắt tay với CND nào!

Monthly Archives: January 2018

Blog Kiến Trúc, Construction

5 tiêu chí kiến trúc xanh Việt Nam

Posted on January 13, 2018 - By thungan  - 0 Comments

Theo Hội Kiến trúc sư Việt Nam, có 5 Tiêu chí Kiến trúc xanh Việt Nam gồm Địa điểm bền vững; Sử dụng tài nguyên, năng lượng hiệu quả; Chất lượng môi trường trong nhà; Kiến trúc tiên tiến, bản sắc; Tính xã hội, nhân văn bền vững.

Phương pháp đánh giá

Một công trình được công nhận đạt tiêu chí kiến trúc xanh phải được xét trên cả 5 tiêu chí kiến trúc do Hội Kiến trúc sư Việt Nam đề xướng.

Các tiêu chí được phân loại A, B, C (Tốt, Đạt, không đạt), trong đó: A (Tốt) – Đạt tốt các tiêu chí; B (Đạt) – Đạt các tiêu chí và C (không đạt).

Công trình kiến trúc được công nhận kiến trúc xanh khi đạt 70% tiêu chí loại A, không có tiêu chí loại C.

 

(Theo Đ.O.V.N – Nguồn moitruong.com.vn)

Blog Kiến Trúc, Decoration

Không gian mở là gì? Xu hướng thiết kế không gian mở cho nhà ở

Posted on January 13, 2018 - By thungan  - 0 Comments

Trong các xu hướng thiết kế nội thất nhà ở hiện nay thì thiết kế nhà theo phong cách kết cấu không gian mở đang được nhiều người yêu thích và lựa chọn. Vậy, không gian mở là gì? Có nên thiết kế không gian mở cho căn nhà của gia đình hay không? Tất cả sẽ được giải đáp trong bài viết dưới đây.

Không gian mở là gì?

1.Khái niệm”không gian mở” là gì?

Không gian mở là thuật ngữ trong ngành kiến trúc, là một trong những phong cách đặc trưng được ứng dụng trong thiết kế nội thất. Không gian mở là không gian có sự kết nối giữa các khu vực trong một công trình với nhau, các không gian được thiết kế và thi công nội thất hướng ra bên ngoài, tối ưu sự hòa hợp với thiên nhiên.

2. Không gian mở trong kiến trúc

Trong kiến trúc, không gian mở tạo một dòng chảy liền mạch giữa các khu vực, khu vực chức năng này có kết nối với khu vực chức năng khác trong một công trình. Không có tường ngăn cách mà thay vào đó là những không gian nối liền, liên thông làm cho căn nhà rộng rãi và khoáng đạt hơn.

Xu hướng thiết kế này phù hợp với những căn nhà có diện tích nhỏ bởi nó cải thiện đáng kể nhược điểm chật hẹp của không gian.

3. Đặc trưng của không gian mở

– Sự kết nối trực quan giữa các khu vực, các khu vực trong một công trình từ ngoại thất, nội thất sân vườn… có sự hòa quyện hợp lý.

– Không còn sự ngăn cách của những bức tường quen thuộc, không gian sống như một thể thống nhất, mang đến cảm giác thoải mái và tiện nghi cho các thành viên trong gia đình.

– Sự hài hòa của các yếu tố ánh sáng, kết cấu không gian, màu sắc và nội thất

 

Ưu điểm của thiết kế không gian mở

1. Giá trị công năng

Không gian mở giúp tận dụng tối đa công năng sử dụng của một căn nhà ở, đặc biệt là khả năng tận dụng ánh sáng tự nhiên. Nguồn ánh sáng không bị hạn chế giữa các không gian mà truyền từ khu vực này sang khu vực khác. Những vách ngăn bằng kính hoặc vách ngăn dạng ước lệ được ưu tiên sử dụng trong những thiết kế này.

2. Giá trị thẩm mỹ

Đối với thiết kế không gian mở trong kiến trúc thì những bức tường bí bách được xóa bỏ, những chia tiết rườm rà được giản lược, thay vào đó là không gian rộng mở, thoáng đãng. Điều này giúp căn nhà trở nên trẻ trung, hiện đại và mới mẻ hơn rất nhiều.

Những căn nhà được thiết kế theo kết cấu không gian mở luôn là sự sáng tạo vô tận, cách bố trí nội thất linh hoạt hơn và các chi tiết trang trí cũng trở nên thời thượng hơn rất nhiều, thể hiện gu thẩm mỹ tuyệt vời của gia chủ.

3.Tối ưu diện tích không gian

Đặc trưng của không gian mở vốn là sự liên thông giữa các khu vực trong một công trình, không có sự ngăn cách của những bức tường. Điều này giúp tiết kiệm tối đa diện tích của không gian, tạo cảm giác thoáng đãng, thoải mái và rộng rãi cho căn nhà trong quá trình sinh sống.

4. Tạo không gian sống xanh

Khi nhắc đến thiết kế không gian sống mở thì không thể bỏ qua không gian sống xanh. Việc các khu vực được kết nối với với nhau, tạo sự giao hòa giữ không gian bên ngoài và không gian bên trong sẽ mang thiên nhiên bên ngoài vào bên trong căn nhà.

Không gian mở lấy ánh sáng và không khí tự nhiên vào không gian sống khiến cuộc sống gia đình lúc nào cũng như được thư giãn.

Blog Kiến Trúc

Tư vấn bố trí phòng dành cho nhà 2 tầng khoa học và hợp lý

Posted on January 13, 2018 - By thungan  - 0 Comments

Ngoài yêu cầu về mặt thẩm mỹ, kiến trúc, thì cách thức bố trí công năng sử dụng cho ngôi nhà như thế nào cho khoa học, hợp lý là vấn đề mà mọi khách hàng, chủ đầu tư đều quan tâm. Chính vì vậy, hôm nay kiến trúc CND sẽ có những gợi ý giúp bạn bố trí căn phòng cho nhà 2 tầng theo cách khoa họa, hợp lý, thẩm mỹ.

Continue Reading

Blog Kiến Trúc, Construction

Để cửa sổ là con mắt sáng trong ngôi nhà của bạn…

Posted on January 13, 2018 - By thungan  - 0 Comments

Cửa sổ là con mắt của ngôi nhà, nó có thể khiến tầm mắt mở rộng. Liên kết thế giới bên ngoài và bên trong nhà. Là nhân tốt quan trọng không thể thiếu để làm đẹp cho ngôi nhà. Kiểu dáng, chủng loại của cửa sổ đều sinh ra những ảnh hưởng nhất định đối với phong thủy nhà ở. Cũng giống như cửa chính, cửa sổ có tác dụng thu nạp ánh sáng tự nhiên và không khí vào nhà. Là nơi nối liền cuộc sống sinh hoạt của bạn với thế giới bên ngoài. Thông qua cửa sổ, bạn sẽ tận hưởng khung cảnh bên ngoài nhưng vẫn đảm bảo được sự riêng tư và an toàn cần có. Hãy coi cửa sổ là con mắt và là điểm nhấn để lưu thông không khí trong nhà.

Có 3 tiêu chí cần quan tâm để tối ưu thiết kế cửa sổ cho ngôi nhà của bạn:

1. Cách thức mở cửa sổ

Thiết kế quyết định việc lưu thông khí. Cách tốt nhất cửa sổ nên mở ra hoàn toàn, cánh cửa hướng ra ngoài, không mở vào trong. Cánh cửa hướng ra ngoài, một mặt không ảnh hưởng đến không gian sử dụng, mặt khác làm cho một khối lượng lớn luồng không khí tươi mới tiến vào nhà. Khí tồn bị đẩy ra ngoài. Tăng cường cơ hội sự nghiệp cho những thành viên trong gia đình. Cánh cửa hướng vào trong không có lợi cho việc sử dụng và dễ làm tổn thương đến người trong nhà. Ngoài ra, bạn không thiết kế cửa sổ to nhưng độ mở cánh cửa lại nhỏ. Như vậy rất bất lợi cho việc thông gió trong nhà. Khí tồn khó thoát.

2. Thiết kế cửa sổ phù hợp.

Số lượng vừa đủ:

Cửa sổ có thể duy trì sự lưu thông không khí tự do giữa trong và ngoài nhà. Nhưng nếu bạn thiết kế quá nhiều sẽ làm rối loạn sự cân bằng luồng khí, khiến cuộc sống của mọi người trở nên căng thẳng. Ngược lại, nếu quá ít thì khí bên trong nhà sẽ bị giữ lại, không thu nạp được luồng khí mới gây bất lợi cho sức khỏe của mọi người trong nhà.

Kích thước vừa phải:

Cửa sổ phòng khách và phòng ngủ quá lớn khí bên trong dễ thoát ra ngoài. Nếu trong nhà bạn có cửa sổ xây liền với nền nhà. Mùa hè có quá nhiều ánh nắng mặt trời, khí nóng tràn vào nhà, mùa đông luồng khí ấm lại nhanh chóng bị đẩy ra bởi gió lạnh. Bạn nên dùng rèm cửa để cải thiện tình hình. Cửa sổ không nên quá to nhưng cũng không nên quá nhỏ, cửa nhỏ khiến tầm mắt mọi người bị hạn chế, thu hẹp. Không tốt cho sự phát triển của bản thân và sự nghiệp.

Độ cao thích hợp:

Độ cao của cửa sổ nhất định phải vượt quá độ cao trung bình của mọi người trong nhà gia đình. Như vậy mới tăng cường sự tự tin và phong độ của chủ nhà. Khi đứng nhìn hướng ra ngoài cũng cảm thấy thoải mái. Thông thường bạn nên thiết kế dạ trên cửa sổ bằng dạ trên cửa đi là phù hợp.

3. Sử dụng rèm cửa đúng

Rèm cửa có tác dụng đảm bảo tính riêng tư cho ngôi nhà, ngăn cản sự quấy nhiễu của những thứ hỗn tạp bên ngoài và làm đẹp cho không gian nội thất. Phân loại rèm cửa có thể dựa vào chất liệu như: rèm vải; rèm ren; rèm nhôm; rèm trúc… Ngoài ra còn có thể phân loại theo cách thức sử dụng. Màu sắc, độ dày và hoa văn của rèm cửa rất đa dạng. Tùy từng không gian, mục đích sử dụng và sở thích của gia chủ mà có lựa chọn phù hợp.

Thông thường, cửa có nhiều ánh nắng mặt trời nên dùng rèm cửa có chất liệu dày, màu sắc hơi sẫm một chút để hạn chế nắng nóng vào nhà. Cửa sổ ít ánh nắng nên dùng rèm có chất liệu mỏng, màu sắc nhạt hơn. Cửa sổ đối diện bệnh viện, góc nhọn của nhà khác và những vật không sạch sẽ nên dùng rèm cửa xếp bằng gỗ. Rèm cao từ sàn đến trần với những phòng lớn sẽ mang lại bầu không khí ấm cúng và sang trọng cho không gian nội thất. Nhưng ngược lại, với phòng có diện tích nhỏ sẽ gây bức bí, giảm ánh sáng chiếu vào phòng. Với những phòng nhỏ bạn nên lựa chọn loại rèm chớp lật kích thước bằng cửa sổ.

 

Blog Kiến Trúc, Construction, Decoration

Lựa chọn mái ngói hay mái tôn?

Posted on January 13, 2018 - By thungan  - 0 Comments

Để có một mái nhà đẹp và an toàn, nên sử dụng vật liệu gì đây? bài viết sau đây sẽ giúp cho quý bạn đọc câu trả lời đầy đủ và rõ ràng nhất về giải pháp tối ưu nhằm tạo nên một không gian sống hoàn hảo.

Đóng vai trò quan trọng trong quá trình thiết kế nên không gian sống, bên cạnh yếu tố công năng và yếu tố nghệ thuật thì yếu tố kĩ thuật-vật chất quyết định đến bảy mươi phần trăm giá trị của công trình , bởi kiến trúc là sự tổng hòa giữa mảng nghệ thuật và khoa học kỹ thuật, song một ngôi nhà bắt mắt nhưng thích nghi kém với điều kiện khí hậu ắt hẳn sẽ gây nhiều phiền toái hơn một ngôi nhà có vẻ ngoài không mấy đặc sắc nhưng bền vững theo thời gian.

Một chi tiết quan trọng hàng đầu của ngôi nhà chính là mái nhà – bộ phân tiếp xúc trực tiếp nhiều nhất với môi trường bên ngoài và sự biến đổi của khí hậu. Trong năm năm gần đây tại Việt Nam, sự trở lại của xu hướng lợp mái ngói đang dần thay thế mái tôn và được rất nhiều người lựa chọn. Đặc biệt là ở những quốc gia Châu Âu, chúng ta hầu như không còn nhìn thấy sự xuất hiện của mái tôn trong các công trình nữa.

1. Ưu, nhược điểm của mái tôn

Ưu điểm của mái tôn:

  • Mái tôn thường nhẹ. Điều này đảm bảo cho ngôi nhà không đứng dưới áp lực chịu trọng tải từ phần mái dồn xuống, cũng là để giữ an toàn cho các công trình xung quanh không bị ảnh hưởng bởi sức ép từ toà nhà của bạn xuống mặt đất. Và vì độ nhẹ của mái tôn mà việc thi công công trình cũng trở nên dễ dàng và nhanh chóng hơn.
  • Tính linh hoạt: Trong trường hợp bất đắc dĩ phải thay đổi thiết kế cũng như cấu trúc của tòa nhà thì ta hoàn toàn có thể thở phào vì đối với mái tôn, điều này là hoàn toàn có thể thực hiện được.
  • Giá thành rẻ: do sự đơn giản trong sản xuất và thi công, điều này cũng trở một ưu điểm lớn của mái tôn lợp.

Nhược điểm của mái tôn:

  • Về lâu dài, mái tôn sau khoảng từ 3 đến 4 năm sẽ rất dễ bị bay màu dưới ảnh hưởng của thời tiết nên về mặt thẩm mỹ chưa được đánh giá cao.
  • Vì hệ thống khung và ốc vít của mái tôn được làm hoàn toàn bằng kim loại, nên dù bề mặt có sử dụng một lớp sơn chống rỉ nhưng cũng vẫn phải đảm bảo mái tôn luôn sạch sẽ để giảm thiểu sự ăn mòn theo thời gian.
  • Tính dẫn nhiệt của mái tôn khiến ngôi nhà vào mùa hè rất dễ trong tình trạng lúc nào cũng nóng bức.
  • Khả năng chống ồn kém
  • Đặc biệt dễ bị hư hại, tốc, biến dạng đối với những vùng thường xuyên xảy ra dông lốc, bão,…và không thể tái sử dụng.

2. Ưu, nhược điểm của mái ngói

Ưu điểm của mái ngói:

  • Cân bằng nhiệt độ ngoài trời & trong nhà: Ngói lợp được tạo nên nhờ hỗn hợp cát, xi măng, nước và màu đỏ mà chúng ta thường thấy chính là nhờ sắc tố màu của Fe(III) oxit. Sắc tố tích hợp trên bề mặt ngói với công nghệ mới Protegon cùng với hình dạng sóng uốn đôi có khả năng phản xạ tia hồng ngoại, kết hợp với độ dày của ngói chính là lí do mà mái ngói có độ “trơ” nhất định đối với ảnh hưởng của thời tiết bên ngoài, ngăn chặn sự bức nóng trong ngôi nhà. Bên dưới bề mặt của ngói công nghệ mới có khả năng chống lại sự chênh lệch nhiệt độ lên đến 10°C, tạo nên sự cân bằng và khiến cho không khí bên trong được cải thiện đáng kể.
  • Để sản xuất ngói, người ta nung hỗn hợp trên ở nhiệt độ khoảng 60°C, sau 28 ngày phơi, những viên ngói sẽ đạt được độ cứng bền của chúng. Qúa trình sản xuất ngói không hề tiêu tốn nhiều năng lượng nên rất thân thiện với môi trường.
  • Thay vì một tấm lớn như mái tôn, mỗi một viên ngói thường có kích thước khoảng 424mm x 335mm. Điều này khiến cho việc sắp xếp và lắp đặt mái trở nên linh động hơn rất nhiều.
  • Với khả năng chống vỡ cao cùng những hệ vi kèo hoặc xà gỗ có cấu tạo chắc chắn, ổn định và an toàn hơn, nên mái ngói có thể chống chịu với thời tiết khắc nghiệt tại những vùng hay xảy ra thiên tai tốt hơn rất nhiều so với mái tôn.
  • Mái ngói cũng là một đặc trưng trong kiến trúc phương Đông mang đậm tính nghệ thuật. Tùy vào từng phong cách thiết kế mà công trình với mái ngói vừa đề cao được nét văn hóa truyền thống, thanh lịch, nhã nhặn, lại vừa có thể mang trong mình dáng dấp trẻ trung, hiện đại – một sự giao thoa đầy tinh tế.

Nhược điểm của mái ngói

Điểm trừ duy nhất nếu như bạn lựa chọn mái ngói có lẽ là giá thành không mấy “dễ chịu” nếu so sánh với mái tôn. Tuy nhiên, đứng cùng vô số những lợi ích đem lại và cả tính lâu bền thì việc đầu tư vào mái ngói xứng đáng là khoản đầu tư vàng.

Kết luận:

Một ngôi nhà hoàn hảo không những phải đáp ứng được nhu cầu về mặt thẩm mỹ cho gia chủ, mà trên hết phải thích ứng được với điều kiện thời tiết ngày càng trở nên khắc nghiệt. Việc các nước phát triển như Pháp hoặc Đức đầu tư công nghệ vào việc sản xuất ngói thay vì tôn lợp cũng là để cùng lúc giải quyết được nhu cầu về tính nghệ thuật cũng như kỹ thuật này.