7 bước tạo nên khu vườn sân thượng lợi ích đủ đường
Những mảng xanh mát đang ngày một hiếm dần trong các đô thị đang trên đà phát triển. Ý tưởng về một khu vườn nhỏ trên mái hoặc sân thượng có thể là giải pháp giúp đem màu xanh tới các ngôi nhà. Vậy, làm thế nào để bạn có một khu vườn nhỏ xinh ngay trên chính mái nhà của mình?
1. Lợi ích của vườn trên mái nhà
Có khá nhiều lợi ích khi bạn sở hữu một khu vườn nhỏ trên mái nhà và các kiến trúc sư đã chỉ ra những lợi ích chính sau đây:
1.1. Tiết kiệm chi phí
Một khu vườn nhỏ trên mái là biện pháp chống nóng đô thị khá hiệu quả. Cây xanh giúp giảm quá trình hấp thụ nhiệt giúp ngôi nhà luôn được mát mẻ nhờ đó giảm chi phí tiêu thụ điện.
1.2. Lọc không khí
Cây xanh góp phần làm sạch bầu không khí ô nhiễm của thành phố, giảm lượng không khí độc hại trong sinh hoạt hàng ngày của các gia đình.
1.3. Giảm lưu lượng nước mưa
Thảm cây xanh được xây dựng trên mái có khả năng thấm nước mưa tới 80% nhờ đó giảm áp lực cho hệ thống thoát nước mưa, tăng độ bền của hệ thống này.
1.4. Giảm tiếng ồn
Theo các nghiên cứu, một vườn cây nhỏ trên mái đóng vai trò như bức tường xanh cản tiếng ồn lên tới 8 decibel từ bên ngoài.
2. Phương pháp thi công vườn trên mái nhà
Có 2 phương pháp thi công vườn trên mái nhà đang được áp dụng nhiều nhất hiện nay. Tuỳ vào điều kiện và chi phí, bạn có thể lựa chọn phương án thi công phù hợp nhất với căn nhà của mình.
2.1. Phương án thi công thông thường
Với phương án này, bạn cần chuẩn bị các lớp nền và đất thật tốt để cây cối có thể sinh trưởng bình thường như ở dưới mặt đất. Về đất, cần có đầy đủ 6 lớp như sau:
- Lớp thứ nhất: lớp sàn bê tông sân thượng của mái nhà.
- Lớp 2: lớp sơn chống thấm để nước không ngấm xuống tầng dưới gây ngấm nước vào tường. Với lớp này, bạn có thể tự mua sơn về sơn với chi phí khoảng từ 230,000 đến 280,000đ/m2.
- Lớp 3: lớp Drain Cell giúp thoát nước, không gây ngập úng cho các cây trồng. Chi phí dành cho lớp này từ 350,000 đến 380,000đ/m2.
- Lớp 4: lớp vải địa kỹ thuật. Nhiệm vụ của lớp này là ngăn cho tầng đất cát phía trên không rơi xuống lớp thoát nước. Chi phí khoảng từ 15,000 đến 20,000đ/m2.
- Lớp 5: lớp cát sông ngăn nhằm không cho đất sét bịt kín các lỗ thoát nước của vải địa.
- Lớp 6: lớp đất trồng. Độ dày hay mỏng của lớp này tùy theo loại cây trồng bạn muốn trồng. Công thức lớp này thường chia theo tỷ lệ 2:2:1 (2 phần đất, 2 phần cát sông, 1 phần hỗn hợp tro trấu, xơ dừa đã hoại mục).
- Lớp 7: là các loại cây trồng theo sở thích của bạn.
2.2. Phương án thi công áp dụng công nghệ GTC của Singapore
So với phương án thi công thông dụng, phương án này gồm nhiều lớp hơn và việc chuẩn bị cũng tốn chi phí hơn. Tuy nhiên, năng suất cây trồng tốt của bạn sẽ được đảm bảo hơn. Phương án này cần chuẩn bị 9 yếu tố, bao gồm:
- Lớp RC Floor slab là sàn bê tông tầng thượng của gia đình bạn.
- Lớp waterproofing là lớp chống thấm để nước không thấm xuống tầng dưới nhà.
- Lớp protection: đây là lớp vữa bảo vệ 2 lớp dưới tránh khỏi sự phá huỷ của nước và các vi sinh vật trong đất.
- Lớp versicell: bao gồm vỉ thoát nước & chống ngập úng mái sân vườn. Vỉ thoát nước thường được làm bằng nhựa cứng, có thể chịu tải trọng cao, có ngàm âm dương theo cả hai chiều ngang và đứng nên dễ dàng lắp trên bề mặt sàn và tường. Versicell được ứng dụng cho mái sân vườn có khu vui chơi, bồn hoa, sân thượng trồng cây, khu thể dục thể thao, tầng hầm, tường chắn đất và cả đường xá, vỉa hè, lối đi… Chi phí cho lớp này rơi vào khoảng 2,5kg/m2.
- Lớp geotextile là lớp vải địa kỹ thuật – một loại chất liệu được chế tạo từ những sản phẩm phụ của dầu mỏ, có sức chịu kéo, độ dãn, độ bền cao, có tính thấm, khi sử dụng lót trong đất nó có khả năng phân cách, lọc, bảo vệ, gia cường và thoát nước, ngăn cho tầng đất, cát phía trên không rơi xuống các lỗ thoát nước của Versicell gây nghẽn hệ thống thoát nước.
- Lớp sand là lớp cát sông lọc lại phần đất sét, ngăn không cho đất sét bịt kín các lỗ thoát nước của vải địa nhờ đó, nước thoát tốt hơn, tránh gây ngập úng.
- Lớp soil là lớp đất trồng. Lớp này phụ thuộc vào nhu cầu trồng loại cây gì để xác định độ dày mỏng khác nhau.
- Lớp big trees là lớp cây trồng. Tuỳ vào điều kiện khí hậu, ánh sáng và thiết kế sân vườn, bạn có thể lựa chọn các loại cây trồng phù hợp cho lớp này.
- Lớp drain pipe là hệ thống ống thoát nước, đảm bảo cây trồng không bị ngập úng nếu trời mưa lớn nhiều ngày.
3. Những lưu ý khi thi công vườn trên mái nhà
Xây dựng một khu vườn trên sân thượng có rất nhiều điểm khác so với mặt đất, do đó, bạn cần đảm bảo các yếu tố sau để tránh xảy ra những vấn đề không đáng có liên quan đến kết cấu ngôi nhà của mình.
- Kiểm tra các quy định kỹ thuật xây dựng, đặc biệt là khả năng chịu tải. Đất và chậu trồng cây nặng và sẽ nặng hơn khi được tưới nước hay khi cây phát triển. Bạn cũng cần kiểm tra thêm giới hạn chiều cao, quy định phòng cháy chữa cháy, khả năng chống thấm và những quy định khác.
- Hệ thống nước: các cây trồng trên sân thượng thường cần nhiều nước và bạn nên thiết lập một hệ thống tưới tự động ngay trên sân thượng để đỡ tốn công chăm sóc.
- Ánh sáng: sân thượng có thể bị che phủ bởi bóng của các tòa nhà cao tầng khác làm cây không đủ ánh sáng phát triển, hoặc diện tích tiếp xúc ánh sáng lớn có thể khiến cây bị cháy, nóng. Bạn cần tính toán thật kỹ để lựa chọn loại cây và phương án chống nắng thích hợp.
- Nhiệt độ: Ngoài nhiệt độ cây trồng nhận được trực tiếp từ Mặt Trời còn có nhiệt độ môi trường bị phản xạ từ bề mặt mái nhà, các tòa nhà xung quanh… Bạn nên cân nhắc sử dụng các loại mái che hạn chế nắng nếu nhiệt độ quá cao.
- Gió: Bạn nên cân nhắc xây dựng một số loại tường hay hàng rào để hạn chế gió làm táp vườn cây của bạn, đặc biệt với những tòa nhà cao tầng.
Với những thông tin được cung cấp ở trên, hy vọng bạn sẽ có những chuẩn bị tốt nhất cho khu vườn trên mái sắp tới của mình. Chúc bạn thành công!
Lưu ý khi đổ bê tông tươi vào những ngày nắng nóng
Qúa trình xây nhà được thực hiện trong một thời gian dài, phần lớn trung bình từ 5- 8 tháng, có những ngôi nhà xây dựng với thời gian lâu hơn nhiều, với nhiều công đoạn. Trong thời gian xây nhà, chắc hẳn rất nhiều gia chủ đau đầu vì muốn hạn chế sai sót nhiều nhất cho ngôi nhà mình. Một giai đoạn rất quan trọng là đổ bê tông, nó khá phức tạp và là một trong các yếu tố quyết định độ bền của công trình. Việc đổ bê tông bị ảnh hưởng khá nhiều do điều kiện thời tiết. Hôm nay, Kiến trúc CND sẽ bật mí cho các gia chủ một số lưu ý khi đổ bê tông tươi vào ngày nắng nóng, điều mà khá nhiều gia chủ e ngại.
Bê tông đóng rắn ở nhiệt độ 15 – 25 độ C là tốt nhất. Khi nhiệt độ cao sẽ thúc đẩy các phản ứng hóa học, thúc đẩy tác dụng của xi măng và nước làm tăng sự đóng rắn của bê tông.
Tác hại của việc đổ bê tông tươi vào những ngày có nhiệt độ cao:
– Làm quá trình thủy hóa của xi măng diễn ra nhanh hơn, làm cho bê tông đóng rắn sớm, dẫn đến giảm chất lượng của bê tông.
– Gió, ánh nắng mặt trời, cộng với độ ẩm thấp làm cho bề mặt bê tông khô quá nhanh.
– Để tránh bê tông mất nước và khô quá nhanh, bê tông cần được che chắn tốt và phun nước liên tục trên bề mặt. Nếu bê tông bị mất nước sẽ xuất hiện các vết rạn nứt hoặc các vết rỗ trên bề mặt. Thêm nữa, nó còn dẫn đến việc xi măng không thể thủy hóa triệt để, giảm độ bền của bê tông.
Ở Việt Nam vào mùa đông hoặc mùa xuân thì không sao, nhưng vào mùa hè, nhiệt độ ở nhiều nơi thường cao hơn 30 độ thì việc đổ bê tông vào ban ngày sẽ không phải sự lựa chọn hợp lý, phần lớn việc đổ bê tông sẽ thực hiện vào buổi tối hoặc lúc sáng sớm.
Những ưu điểm của việc đổ bê tông tươi vào ban đêm hoặc sáng sớm:
- Nhiệt độ thấp hơn ban ngày khá nhiều, khoảng 3-5 độ.
- Tránh được ánh nắng mặt trời trực tiếp.
- Thời tiết mát mẻ hơn ban ngày, thợ đổ bê tông làm việc cũng năng suất và hiệu quả hơn.
- Xe chở bê tông lưu thông thuận tiện, không bị tắc đường.
Tuy nhiên trong một số trường hợp không thể đổ vào ban đêm và để kịp tiến độ xây dựng thì nhiều gia chủ vẫn phải quyết định đổ bê tông vào ban ngày, mặc dù nhiệt độ cao.
Vậy có cách nào để khắc phục, đảm bảo chất lượng đổ bê tông vẫn tốt trong thời tiết nắng nóng không?
Những việc cần làm trong quá trình thi công:
- Tưới nước làm ẩm ván khuôn trước khi đổ;
- Thi công nhanh chóng, không trì hoãn;
- Sử dụng phụ gia kéo dài thời gian ninh kết.
Sau khi đổ bê tông xong, gia chủ cần:
- Che chắn và giữ ẩm bề mặt bê tông;
- Tưới nước thường xuyên;
Khi nào được phép tháo dỡ cốp pha?
- Thông thường, phần lớn các công trình đều tháo cốp pha sau 3-4 tuần đổ bê tông, nhưng nếu gia chủ dư giả thời gian thì có thể để càng lâu càng tốt.
- Đã có một số trường hợp khá đáng tiếc, vì muốn rút ngắn thời gian chờ đợi mà tháo cốp pha quá sớm, làm sụp đổ công trình, gây thiệt hại nghiêm trọng. Vậy nên các gia chủ không nên vì muốn bớt chút thời gian mà dỡ cốp pha trước thời hạn.
- Cần lưu ý thêm là sau khi tháo dỡ cốp pha, bê tông thường chỉ mới đạt đến cường độ chịu được trọng lượng của nó,
cần thêm thời gian mới chịu được trọng lượng của các đồ đạc khác.