Tiêu chuẩn thiết kế nhà hàng là những quy định mà các kiến trúc sư phải tuân theo trong lúc thiết kế nhà hàng để đạt được hiệu quả cao nhất. Các tiêu chuẩn thiết kế nhà hàng vừa bao gồm các tiêu chuẩn trongthiết kế kiến trúc vừa bao gồm các yêu cầu, phong cách mà chủ nhà hàng hướng đến. Bao gồm các yếu tố như mặt tiền nhà hàng đẹp, mặt bằng nhà hàng,…
Toàn bộ hệ thống nhà hàng được thiết kế tổng thể dựa trên việc kết hợp cũ và mới nhằm tạo ra một thể thống nhất đẹp và hài hòa không gian. Với kiến trúc độc đáo, xanh mát, khách hàng bước vào nhà hàng sẽ có cảm giác thư thái, sảng khoái góp phần làm tăng thêm giá trị của mỗi món ăn.
Sau đây là 5 hạng mục thiết kế nhà hàng đúng quy cách giúp phân chia khu vực nhà hàng tạo cho khách hàng trải nghiệm tuyệt vời nhất:
1. Không gian nhà hàng:
Nghe qua có vẻ đơn giản những đây thực chất là một công việc khiến các KTS phải đau đầu, vì nó dựa vào nhiều yếu tố như mặt tiền nhà hàng, diện tích đất xây dựng, công năng của các khu vực ăn uống, khu vực thanh toán, khu vực vệ sinh, ng năng ….để còn sắp xếp không gian cho phù hợp và tối ưu nhất.
Tốt nhất là nên dành khoảng 60% diện tích cho không gian ẩm thực, 20% cho khu vực nhà bếp và 20% còn lại cho khu vực thanh toán và nhà vệ sinh. Cần lưu ý khu vực vệ sinh cần sắp xếp ở vị trí tách biệt để tránh ảnh hưởng đến cảm nhận của thực khách trong quá trình thưởng thức các món ăn.
Một điều cũng hết sức lưu ý đó là các lối đi, thiết kế các lối đi thuận tiện cho việc di chuyển đến các khu vực thanh toán, không quá nhỏ cũng không quá rộng tránh lãng phí diện tích.
2. Khu vực ăn uống:
Trong các tiêu chuẩn thiết kế nhà hàng, thiết kế khu vực ăn uống được cho là một trong những tiêu chuẩn quan trọng nhất bởi vì đây chính là khu vực trực tiếp mang đến doanh thu cho nhà hàng.
Các KTS phải tinh tế trong thiết kế không gian ngồi và không gian dành cho việc đi lại trong nhà hàng. Khoảng cách giữa các bàn cũng phải tính toán thật phù hợp và tối ưu. Tuyệt đối không nên vì để tăng thêm số lượng chỗ ngồi mà làm không gian trở nên chật hẹp, gò bó, các thực khách cảm thấy khó chịu và mất sự riêng tư.
3. Khu vực bếp:
Khu vực bếp có thể coi là linh hồn của nhà hàng, bởi vì đây là nơi tạo cảm hứng, là không gian để các đầu bếp tạo ra những món ăn đặc sắc, chất lượng cho các thực khách.
Trong tiêu chuẩn thiết kế nhà hàng, khi thiết kế khu vực này phải đảm bảo sạch sẽ, không gian thoải mái để các đầu bếp và nhân viên có thể làm việc hiệu quả nhất.
4. Khu vực thanh toán:
Khu vực thanh toán được xem là bộ mặt của nhà hàng, chính vì thế các KTS phải dựa vào đặc điểm kinh doanh, mặt tiền của nhà hàng đẹp, diện tích của nhà hàng để thiết kế khu vực này thật hợp lí và đẹp mắt.
Theo khảo sát, chiều cao thuận lợi cho thu ngân là khoảng 110 cm đến 120 cm. Ngoài ra có ở khu vực thanh toán có thể trang trí thêm các vật dụng, cây xanh nhỏ phù hợp với tổng thể nhà hàng.
5. Khu vực nhà vệ sinh:
Mặc dù chỉ là công trình phụ nhưng khu vực này lại ảnh hưởng trực tiếp đến cảm nhận của mỗi khách hàng.
Một số lưu ý khi thiết kế nhà vệ sinh:
- Xây dựng nhà vệ sinh ở khu vực tách biệt với khu ăn uống, tuy nhiên phải đảm có thể dễ dàng tìm kiếm với tất cả khách hàng. Các nhà hàng có thể đặt các biển chỉ dẫn ở các vị trí phù hợp.
- Thiết kế gọn gàng, sạch sẽ
- Chuẩn bị đầy đủ các trang thiết bị cho nhà vệ sinh
- Tùy thuộc vào nhà hàng sang trọng hay nhà hàng bình dân để có thiết kế cho phù hợp, tương xứng
- Hệ thống điện, nước, ánh sáng thích hợp
Trên đây là 4 hạng mục cơ bản khi thiết kế nhà hàng bạn cần chú ý khi có kế hoạch mở nhà hàng, nếu cần tư vấn cụ thể, hãy liên lạc với KTS của CND nhé!