Kiến trúc sư trẻ cần làm gì để hành nghề kiến trúc & phát triển bền vững tại địa phương?

[vc_row][vc_column width=”2/3″][vc_column_text]

Nhiều câu hỏi bạn sẽ vấp phải khi thực sự bước vào đời sống của một người trưởng thành độc lập với vai trò là KTS – một danh từ chứa đựng nhiều kỳ vọng của xã hội và gia đình.
Bằng kinh nghiệm của người làm nghề, quan sát đồng nghiệp kết hợp những kinh nghiệm trên đường đời, tôi (*) muốn chia sẻ các bạn 6 điều bạn cần làm để hành nghề kiến trúc và sống cùng nghề một cách bền vững:

(*) Chia sẻ từ KTS Nguyễn Sỹ Công hiện đang là CEO, người sáng lập nên công ty Kiến trúc CND, thành viên trong ban chấp hành hội kiến trúc sư trẻ Nghệ An[/vc_column_text][/vc_column][vc_column width=”1/3″][tsavc_team style=”style2″ member_name=”Mr. Nguyễn Sỹ Công” member_image=”9201″][/vc_column][/vc_row][vc_row][vc_column][vc_column_text]

1. Dành thời gian suy nghĩ về bản thân

Trước khi bạn làm gì hãy dành thời gian cho việc suy ngẫm về bản thân , đánh giá lại quá trình bạn đã theo học ngành để trả lời câu hỏi sau:

+ Bạn thực sự yêu nghề Kiến trúc sư không ?
+ Bạn sẽ muốn làm KTS thuộc lĩnh vực nào: quản lý dự án, thiết kế nhà ở, thiết kế công trình lớn, quy hoạch-cảnh quan….
+ Bạn có dự định đi học nâng cao trình độ không ? Nếu có thì khi nào ? Làm thế nào đạt được ?
+ Bạn muốn có một sự nghiệp như thế nào với nghề Kiến trúc ?

Còn rất nhiều câu hỏi nhưng những câu hỏi này là câu hỏi sẽ gắn liền với bạn trong vòng 10 – 15 năm, hãy tưởng tượng lúc này bạn mới ra trường là đang ở ngưỡng tuổi 23 , trong vòng 10-15 năm bạn sẽ đang ở ngưỡng tuổi 33-38 tuổi , đây là ngưỡng tuổi gần như chín chắn của đời người và lúc này bạn sẽ có thể đảm nhiệm vai trò là chủ trì đồ án, chủ nhiệm đồ án, trưởng phòng, giám đốc…Như vậy cần phải chuẩn bị rất nhiều khi bước vào giai đoạn này nhằm đạt được sự thăng hoa tối đa tại điểm rơi quan trọng của đời người.

2. Tìm đúng “thầy” để có hướng đi tốt hơn

 Chọn nơi làm với chọn Thầy bản chất là rất gần nhau khi hầu hết các mối quan hệ nghề nghiệp đầu tiên của bạn đều xuất phát từ môi trường làm việc. Xác định được lĩnh vực bạn định theo đuổi, lên mạng tìm kiếm các công ty nơi bạn xác định nghiên cứu hành nghề kiến trúc để có một sự lựa chọn phù hợp nhất.

Để ý rằng tại công ty lớn bạn sẽ làm những việc lặt vặt cơ bản còn ở các công ty nhỏ và vừa thì bạn có cơ hội làm rất nhiều các công việc khác nhau, điều này giúp bạn có khả năng thích ứng và đặc biệt tốt cho những ai có ý định mở văn phòng cho riêng mình.

 

3. Hãy xây những viên gạch đầu tiên bằng sự tâm huyết + sự trải nghiệm thực tế

Những sản phẩm đầu tiên luôn định hình rõ phong cách và tính cách, hay thậm chí là cả năng lực hiện tại bạn đang có, vậy nên hãy làm bằng cả trái tim, tập trung đầu tư thời gian nghiên cứu trước khi bắt đầu vẽ một thao tác trên máy. Bởi đó mới chính là sự khác biệt trong từng sản phẩm, yếu tố về cá nhân, cộng với kiến thức về xã hội, văn hóa vùng miền nơi bạn trải nghiệm sẽ tạo ra “siêu phẩm” vừa gần gũi mà lại có nét độc đáo riêng cho bạn.

 

4. Chủ động thích ứng với môi trường văn hóa vùng miền khi xác định hành nghề ở một phạm vi địa lý khu vực nào đó

Người ta nói rằng, Sứ mệnh của “Kiến trúc” là để nuôi dưỡng con người, sứ mệnh của một “Ngôi nhà” là để nuôi dưỡng Gia đình, còn Sứ mệnh của một “Không gian cộng đồng” là để nuôi dưỡng cộng đồng và xã hội. Chính vì vậy khi bạn ở một nơi nào đó, đồng nghĩa với việc bạn phải làm quen với văn hóa, phong tục tập quán của nơi đó, hòa nhập nhưng không hòa tan. Bạn hãy là bạn nhưng hãy tích hợp những nét chọn lọc để tạo ra một chất riêng khác biệt về sản phẩm sau đó.

Một công trình cộng đồng dân tộc thái ở Huyện Con Cuông do CND Thiết kế

5. Hãy cứ làm đi, chỉ có sự trải nghiệm mới là hành trang tốt nhất cho bạn

Câu chuyện từ thực tế nghiên cứu, rồi sáng tác ra bản vẽ, rồi từ bản vẽ thành một công trình thực tế thì hẳn là một quá trình. Nhưng quay lại thời điểm ngay bây giờ với bạn thì chúng ta hãy cứ hành động ngay từ bây giờ, những cái nhỏ nhất, luôn mở cửa trí thức bằng một tinh thần học hỏi chọn lọc, cầu tiến… thì chắc hẳn các Kiến trúc sư trẻ sẽ luôn là những luồng gió mới để đưa nghành nghề kiến trúc luôn có những sản phẩm và câu chuyện thú vị.

Một buổi trình thuyết trình của anh Nguyễn Sỹ Công tại Đại Học Vinh vào năm 2019 – Nhân dịp 60 Năm thành lập trường.

Hãy tìm thêm những cộng sự đồng môn để cùng nhau làm nên những câu chuyện mang lại giá trị bền vững cho cộng đồng và xã hội nhé.

6. Đoàn kết, kiên trì và cùng hướng theo một mục tiêu chung!

“Muốn đi nhanh hãy đi một mình, muốn đi xa hãy đi cùng nhau” là một câu châm ngôn đúng trên mọi lĩnh vực của cuộc sống. Nếu bạn có một đội nhóm mạnh, luôn đoàn kết và kiên trì với mục tiêu chung thì cái đích nào cũng sẽ đến.

Đội ngũ CND luôn đoàn kết, làm hết sức, chơi hết mình

 

[/vc_column_text][/vc_column][/vc_row]

KẾT NỐI VỚI CND

Theo dõi ngay để cập nhật tin tức và xu hướng nhà ở mới nhất!

YÊU CẦU TƯ VẤN



    Bài viết liên quan

    Kiến trúc sư trẻ cần làm gì để hành nghề kiến trúc & phát triển bền vững tại địa phương?
    Kiến trúc sư trẻ đừng nên quá vội vàng!