CÙNG BẠN KIẾN TẠO KHÔNG GIAN

Chào mừng bạn đã đến với website CND. CND luôn theo đuổi phong cách kiến trúc xanh, Không gian thoáng. Nếu bạn cũng yêu thích phong cách này, thì hãy cùng bắt tay với CND nào!

Tag Archives: blog kien thuc

Blog Kiến Trúc

4 loại cây phù hợp trồng giếng trời

Posted on December 13, 2022 - By admin  - 0 Comments
𝑪𝒂̂𝒚 𝑳𝒐̣̂𝒄 𝑽𝒖̛̀𝒏𝒈
Lộc vừng thuộc bộ tứ “sanh, sung, tùng, lộc” – 4 loại cây phong thủy được người Việt yêu thích. Trồng lộc vừng được cho là sẽ đem lại may mắn, tài lộc, hưng thịnh dài lâu cho gia chủ. Cây có thân thẳng, lá dày, hoa màu đỏ, mọc thành từng chuỗi dài, rủ xuống rất đẹp, mùi hương nhẹ nhàng, dễ chịu. Vào mùa thay lá, lá lộc vừng chuyển màu vàng, đỏ, tạo khung cảnh lãng mạn. Thời gian thay lá cũng rất nhanh, không kéo dài nên gia chủ không tốn nhiều công quét dọn.
🍃 𝑪𝒂̂𝒚 𝒌𝒉𝒆̂́
Cây khế là loại cây ưa trồng nơi bóng râm, trong vườn nhỏ hoặc trong nhà. Trồng một cây khế xinh xắn ở giếng trời đủ để tạo nên không gian thân thuộc, ấm cúng, gần gũi cho ngôi nhà. Bên cạnh đó, khi cây khế ra hoa, tạo quả, những chùm hoa khế màu hồng tím hay chùm quả xum xuê giúp cho khu vực giếng trời đẹp thân thiện và bình yên.
🍃 𝑪𝒂̂𝒚 𝒏𝒈𝒐̣𝒄 𝒍𝒂𝒏
Được trồng phổ biến ở khu vực Đông Nam Á, cây ngọc lan có 2 giống thường gặp là ngọc lan hoa trắng và ngọc lan hoa vàng (còn gọi là hoàng lan). Cây có tán lá xanh, dày, đẹp và hương hoa thơm dịu, rất đặc trưng. Cây ngọc lan là biểu tượng cho tấm lòng thơm thảo, nhân từ. Bên cạnh đó, hoa ngọc lan trong phong thủy được cho là mang tới những luồng năng lượng dịu nhẹ, an thần, giảm năng lượng xấu gây cảm giác bất an, sợ hãi. Ngọc lan có thể sinh trưởng tốt trong điều kiện ngoài trời cũng như trong nhà nên được nhiều người chọn làm cây chủ đạo trồng ở giếng trời. Tuy nhiên, vào mùa nở rộ, hương hoa ngọc lan trở nên khá nồng, có thể gây khó chịu nên không phù hợp trồng trong nhà diện tích nhỏ, kém thông thoáng hoặc bạn có thể cắt bỏ bớt nụ trước khi cây nở hoa.
🍃𝑪𝒂̂𝒚 đ𝒂̀𝒐 𝒕𝒊𝒆̂𝒏
Đào tiên hay còn có tên khác là cây trường sinh thường được trồng để trang trí ở các khu du lịch, nghỉ dưỡng, công trình tâm linh hay làm cảnh trong vườn nhà. Cây có dáng thân đẹp, lá xanh đậm, quả tròn, căng bóng, màu xanh bắt mắt. Trong Đông y, cây đào tiên còn là một cây thuốc quý để chữa nhiều bệnh. Cây khá dễ trồng, không đòi hỏi nhiều ánh nắng, chỉ cần khoảng 3-4 năm là có thể ra quả. Nếu trồng đào tiên ở giếng trời, cần lưu ý chừa lại khoảng trống lớn để cây sinh trưởng và phát triển tốt nhất.

Đọc thêm: Công ty thiết kế nhà tại Hà Tĩnh

Nếu bạn cần tư vấn, đừng ngại liên hệ với CND nhé!

cong-ty-thiet-ke-nha-tai-ha-tinh
Công ty TNHH Kiến trúc CND – Đơn vị tư vấn thiết kế kiến ​​trúc, nội thất, cảnh quan thi công xây dựng chuyên nghiệp và uy tín hàng đầu khu vực Nghệ An, Hà Tĩnh
𝐊𝐢𝐞̂́𝐧 𝐓𝐫𝐮́𝐜 𝐂𝐍𝐃 – 𝐂𝐔̀𝐍𝐆 𝐁𝐀̣𝐍 𝐊𝐈𝐄̂́𝐍 𝐓𝐀̣𝐎 𝐊𝐇𝐎̂𝐍𝐆 𝐆𝐈𝐀𝐍

CND Design TP Vinh: 46 Nguyễn Cảnh Hoan, Tp.Vinh, Nghệ An.

CND Design TP Hà Tĩnh: Tầng 5, 26 Phan Đình Phùng, TP Hà Tĩnh (Toàn nhà Nissan Bình Thuỷ).

Kênh Youtube: bit.ly/youtubecnd

Website: Kientruccnd.vn

Fanpage: Thiết kế nhà đẹp Kiến Trúc CND

Hotline: 0969.637.555 – 0985.376.555

CSKH: 02382.229.339

Blog Kiến Trúc, Construction

Các loại móng khi làm nhà bạn nên biết

Posted on November 22, 2022 - By admin  - 0 Comments

Các loại móng khi làm nhà mà bạn nên biết 2022

Trong kết cấu xây dựng một ngôi nhà thì hạng mục quan trọng nhất vẫn là Móng Nhà. Nếu móng nhà không được thi công đảm bảo chất lượng. Thì ngôi nhà phố hoặc căn nhà đó  của bạn dễ dàng gặp phải tình trạng như là : nhà bị lún, nứt tường.

Nếu hậu quả nghiêm trọng hơn nữa thì ngôi nhà của bạn có thể bị  đổ sập kéo theo sự thiệt hại về mọi mặt như : công sức, thời gian, tiền bạc và không may thì có thể gây ra tai nạn tới cả con người.

Chính vì vậy,  việc dành thời gian để tìm hiểu thông tin liên quan tới móng nhà sẽ không bao giờ là thừa trong quá trình xây dựng nên ngôi nhà hoàn chỉnh. Vì nó sẽ quyết định đến cuộc sống bền vững, an toàn, yên tâm lâu dài của bạn và gia đình.

Một Số Khái Niệm Cơ Bản Về Móng Nhà & Nền Móng

Và với bài viết  Các loại móng khi làm nhà mà bạn nên biết 2022 được kiến trúc CND tổng hợp gửi tới bạn đọc ngày hôm nay. Chúng tôi tin tưởng sẽ góp phần mang tới cho bạn một nền tảng cơ bản về kiến thức thiết kế và xây dựng móng nhà cho công trình biệt thự, nhà phố.

Để từ đó bạn có thể dễ dàng kết hợp làm việc cùng các Kiến Trúc Sư, Kỹ Sư xây dựng trong quá trình thiết kế và xây dựng ngôi nhà phố hoặc biệt thự của gia đình bạn trong tương lai không xa. Và trước tiên chúng ta sẽ cùng tìm hiểu một số khái niệm cơ bản về Móng Nhà trong thi công xây dựng. Xin mời các bạn cùng theo dõi !

⇒ Móng Nhà Là Gì ?

Móng Nhà hay còn gọi là Móng Nền – Đây là hạng mục có kết cấu kỹ thuật được thiết kế, thi công bằng chất liệu bê tông, cốt thép. Móng Nhà được thi công nằm ở vị trí dưới cùng của một công trình như: nhà phố, biệt thự, nhà vườn, nhà cao tầng, tòa nhà chung cư…v.v… Thiết Kế Móng Nhà là một hạng mục quan trọng nhất trong một căn nhà với nhiệm vụ chống đỡ trực tiếp tải trọng, lực đỡ toàn công trình nhà. Chính vì vậy, Móng Nhà phải đảm bảo được sự chắc chắn, bền vững, an toàn tuyệt đối cho công trình và cả người sử dụng…

→  Nền móng là gì?

Nền Móng chính là phần đất nằm bên dưới đáy của móng nhà. Do đó, phần Nền Móng sẽ phải chịu phần lớn hoặc toàn bộ tải trọng đè xuống của toàn bộ mẫu thiết kế biệt thự, nhà phố của bạn. Do đó khi thi công Nền Móng cần đảm bảo sự chắc chắn, ổn định thì móng nhà mới có thể vững chắc và đảm bảo an toàn cho công trình nhà đẹp của bạn được.

Các loại móng khi làm nhà gồm những loại như : Móng hay Móng nền, Nền Móng hay Móng nhà là kết cấu kỹ thuật xây dựng nằm dưới cùng của công trình xây dựng như nhà xây dựng, cầu, nước đập….) đảm nhiệm chức năng trực tiếp tải trọng của công trình lên nền đất đảm bảo cho công trình chịu sức ép của trọng lực từng tầng tầng khối lượng của công trình đảm bảo chắc chắn của công trình.

Móng công trình có nhiều loại: móng đơn, móng bè, móng băng hay móng cọc. Tuỳ thuộc vào tải trọng, chiều cao của công trình bên trên và tính chất các tầng đất của công trình mà kỹ sư sẽ quyết định, tính toán và sử dụng loại móng phù hợp và an toàn. Đối với những công trình nhà ở nhỏ và thấp tầng như nhà phố hay biệt thự thì phần nền móng cũng không quá phức tạp ngoại trừ công trình nằm trên những khu đất quá “mềm” (nền đất yếu).

Các loại móng khi làm nhà

Các loại móng khi làm nhà: Móng đơn

Cac-loai-mong-khi-lam-nha-mong-don
Móng đơn

Là các loại móng đỡ một cột hoặc một cụm cột đứng sát nhau có tác dụng chịu lực.Sử dụng dưới chân cột nhà, cột điện, mố trụ cầu…
Móng đơn nằm riêng lẻ, trên mặt đất có thể là hình vuông, chữ nhật, tám cạnh, tròn,… Móng đơn có thể là móng cứng, móng mềm hoặc móng kết hợp. Cũng thường dùng khi sửa chữa cải tạo nhà nhỏ lẻ. Móng đơn là tiết kiệm nhất trong các loại móng.

Các loại móng khi làm nhà: Móng băng

mo-rong-bang
Móng băng

Thường có dạng một dải dài, có thể độc lập hoặc giao nhau (cắt nhau hình chữ thập), để đỡ tường hoặc hàng cột. Việc thi công móng băng thường là việc đào móng quanh khuôn viên công trình (tòa nhà) hoặc đào móng song song với nhau trong khuôn viên đó. Trong xây dựng nhà, móng băng hay dùng nhất, vì nó lún đều hơn và dễ thi công hơn móng đơn.

Khi các hàng cột hoặc tường có cả hai phương thì dải móng băng giao nhau có dạng ô cờ trên mặt bằng. Móng băng ở hồi nhà thường dùng phải tốt hơn móng băng dọc nhà, móng băng tường ngăn. Thường đặt đáy móng băng cùng chiều sâu nên móng băng ở hồi nhà thường rộng hơn.

Các loại móng băng trong xây dựng nhà có thể là móng cứng, móng mềm hoặc móng kết hợp.

Các loại móng khi làm nhà: Móng bè

mong-be-thi-cong-xay-dung
Móng bè

Trải rộng dưới toàn bộ công trình để giảm áp lực của công trình lên nền đất. Đây là một loại móng được dùng chủ yếu ở nơi có nền đất yếu, sức kháng nén yếu dù không hay có nước hoặc do yêu cầu cấu tạo của công trình.

Các loại móng khi làm nhà: Móng cọc

cac-loai-mong-khi-lam-nha-mong-coc
Móng Cọc

Là các loại móng gồm có cọc và đài cọc, dùng để truyền tải trọng của công trình xuống lớp đất tốt đến tận sỏi đá nằm ở dưới sâu. Người ta có thể đóng, hạ những cây cọc lớn xuống các tầng đất sâu, nhờ đó làm tăng khả năng chịu tải trọng lớn cho móng. Cọc tre, cọc cừ tràm ở Việt Nam được sử dụng như một biện pháp gia cố nền đất dưới móng công trình. Ngoài ra ngày nay thường sử dụng cọc bê tông cốt thép bằng phương pháp ép cọc xuống nền đất tốt.

Chi phí làm móng nhà hết bao nhiêu?

Để có được chi phí làm móng nhà chính xác thì trước hết chủ đầu tư cần xác định :

– Diện tích làm móng nhà: phần diện tích này được tính dựa vào diện tích xây dựng. Thông thường, diện tích xây dựng móng nhà sẽ dao động từ 50 – 70% diện tích xây dựng sàn tầng 1. Ngoài ra, nếu công trình có tầng hầm thì diện tích móng sẽ tính bằng 200% diện tích xây dựng.

– Đơn giá xây dựng trong khu vực mình sinh sống: Đây là yếu tố then chốt quyết định sát nhất chi phí làm móng nhà là bao nhiêu tiền. Đây là phần đơn giá bao gồm vật tư và nhân công để hoàn thiện phần móng. Tùy từng đặc điểm của mỗi vùng miền mà đơn giá xây dựng phần thô (ĐGXDPT) có thể giao động trong khoảng từ 3-5 triệu đồng/m2.

cac-loai-mong-khi-lam-nha-1
Thi công làm móng

Công thức tính chi phí xây dựng móng nhà đơn giản nhất. Đây là cách tính đơn giản nhất mà bạn có thể tham khảo để tính toán gần đúng nhất với chi phí thi công cho một số loại móng nhất định.

  • Chi phí làm móng băng 1 phương = 50% * diện tích xây dựng * ĐGXDPT
  • Chi phí làm móng băng 2 phương = 70% * diện tích xây dựng * ĐGXDPT
  • Chi phí làm móng cọc = (250.000đ * số lượng cọc * chiều dài cọc) + (nhân công ép cọc: 15-20.000.000đ) + (hệ số đài móng: 0.2 * diện tích xây dựng * ĐGXDPT)

Kết luận

Nền móng là phần đất nằm dưới đáy móng chịu toàn bộ hoặc phần lớn tải trọng công trình đè xuống, còn gọi là nền đất, nơi chịu toàn bộ tải trọng của công trình, lại là thành phần của công trình được chôn sâu và kỹ. Móng nhà là một trong những yếu tố quan trọng nhất cần được lưu ý khi xây nhà hoặc khi sửa chữa có yếu tố gia tăng tải trọng như: chồng thêm tầng hoặc cơi nới không gian . Móng là nơi quyết định cho sự kiên cố, bền vững và là nền tảng nâng đỡ cả công trình.

Lựa chọn loại móng phù hợp và tối ưu chi phí nên có sự tư vấn của các chuyên gia là kiến trúc sư có kinh nghiệm. Đây là một trong những hạng mục công việc rất nhỏ trong số các hạng mục mà kiến trúc sư của CND sẽ tư vấn cho khách hàng của mình trong quá trình làm việc.

Đọc thêm: Công ty thiết kế nhà tại Hà Tĩnh

Nếu bạn cần tư vấn, đừng ngại liên hệ với CND nhé!

cong-ty-thiet-ke-nha-tai-ha-tinh
Công ty TNHH Kiến trúc CND – Đơn vị tư vấn thiết kế kiến ​​trúc, nội thất, cảnh quan thi công xây dựng chuyên nghiệp và uy tín hàng đầu khu vực Nghệ An, Hà Tĩnh
𝐊𝐢𝐞̂́𝐧 𝐓𝐫𝐮́𝐜 𝐂𝐍𝐃 – 𝐂𝐔̀𝐍𝐆 𝐁𝐀̣𝐍 𝐊𝐈𝐄̂́𝐍 𝐓𝐀̣𝐎 𝐊𝐇𝐎̂𝐍𝐆 𝐆𝐈𝐀𝐍

CND Design TP Vinh: 46 Nguyễn Cảnh Hoan, Tp.Vinh, Nghệ An.

CND Design TP Hà Tĩnh: Tầng 5, 26 Phan Đình Phùng, TP Hà Tĩnh (Toàn nhà Nissan Bình Thuỷ).

Kênh Youtube: bit.ly/youtubecnd

Website: Kientruccnd.vn

Fanpage: Thiết kế nhà đẹp Kiến Trúc CND

Hotline: 0969.637.555 – 0985.376.555

CSKH: 02382.229.339

Blog Kiến Trúc, Construction

Lưu ý khi đổ bê tông tươi vào những ngày nắng nóng

Posted on August 8, 2022 - By admin  - 0 Comments

Qúa trình xây nhà được thực hiện trong một thời gian dài, phần lớn trung bình từ 5- 8 tháng, có những ngôi nhà xây dựng với thời gian lâu hơn nhiều, với nhiều công đoạn. Trong thời gian xây nhà, chắc hẳn rất nhiều gia chủ đau đầu vì muốn hạn chế sai sót nhiều nhất cho ngôi nhà mình. Một giai đoạn rất quan trọng là đổ bê tông, nó khá phức tạp và là một trong các yếu tố quyết định độ bền của công trình. Việc đổ bê tông bị ảnh hưởng khá nhiều do điều kiện thời tiết. Hôm nay, Kiến trúc CND sẽ bật mí cho các gia chủ một số lưu ý khi đổ bê tông tươi vào ngày nắng nóng, điều mà khá nhiều gia chủ e ngại.

Bê tông đóng rắn ở nhiệt độ 15 – 25 độ C là tốt nhất. Khi nhiệt độ cao sẽ thúc đẩy các phản ứng hóa học, thúc đẩy tác dụng của xi măng và nước làm tăng sự đóng rắn của bê tông.

Tác hại của việc đổ bê tông tươi vào những ngày có nhiệt độ cao:

– Làm quá trình thủy hóa của xi măng diễn ra nhanh hơn, làm cho bê tông đóng rắn sớm, dẫn đến giảm chất lượng của bê tông.

– Gió, ánh nắng mặt trời, cộng với độ ẩm thấp làm cho bề mặt bê tông khô quá nhanh.

– Để tránh bê tông mất nước và khô quá nhanh, bê tông cần được che chắn tốt và phun nước liên tục trên bề mặt. Nếu bê tông bị mất nước sẽ xuất hiện các vết rạn nứt hoặc các vết rỗ trên bề mặt. Thêm nữa, nó còn dẫn đến việc xi măng không thể thủy hóa triệt để, giảm độ bền của bê tông.

Ở  Việt Nam vào mùa đông hoặc mùa xuân thì không sao, nhưng vào mùa hè, nhiệt độ ở nhiều nơi thường cao hơn 30 độ thì việc đổ bê tông vào ban ngày sẽ không phải sự lựa chọn hợp lý, phần lớn việc đổ bê tông sẽ thực hiện vào buổi tối hoặc lúc sáng sớm.

Những ưu điểm của việc đổ bê tông tươi vào ban đêm hoặc sáng sớm:

  • Nhiệt độ thấp hơn ban ngày khá nhiều, khoảng 3-5 độ.
  • Tránh được ánh nắng mặt trời trực tiếp.
  • Thời tiết mát mẻ hơn ban ngày, thợ đổ bê tông làm việc cũng năng suất và hiệu quả hơn.
  • Xe chở bê tông lưu thông thuận tiện, không bị tắc đường.

Tuy nhiên trong một số trường hợp không thể đổ vào ban đêm và để kịp tiến độ xây dựng thì nhiều gia chủ vẫn phải quyết định đổ bê tông vào ban ngày, mặc dù nhiệt độ cao.

Vậy có cách nào để khắc phục, đảm bảo chất lượng đổ bê tông vẫn tốt trong thời tiết nắng nóng không?

Những việc cần làm trong quá trình thi công:

  • Tưới nước  làm ẩm ván khuôn trước khi đổ;
  • Thi công nhanh chóng, không trì hoãn;
  • Sử dụng phụ gia kéo dài thời gian ninh kết.

Sau khi đổ bê tông xong, gia chủ cần:

  • Che chắn và giữ ẩm bề mặt bê tông;
  • Tưới nước thường xuyên;

Khi nào được phép tháo dỡ cốp pha?

  • Thông thường, phần lớn các công trình đều tháo cốp pha sau 3-4 tuần đổ bê tông, nhưng nếu gia chủ dư giả thời gian thì có thể để càng lâu càng tốt.
  • Đã có một số trường hợp khá đáng tiếc, vì muốn rút ngắn thời gian chờ đợi mà tháo cốp pha quá sớm, làm sụp đổ công trình, gây thiệt hại nghiêm trọng. Vậy nên các gia chủ không nên vì muốn bớt chút thời gian mà dỡ cốp pha trước thời hạn.
  • Cần lưu ý thêm là sau khi tháo dỡ cốp pha, bê tông thường chỉ mới đạt đến cường độ chịu được trọng lượng của nó,
    cần thêm thời gian mới chịu được trọng lượng của các đồ đạc khác.
Blog Kiến Trúc

Tại sao nên thiết kế nhà giấu mái cho nhà phố hiện đại?

Posted on June 7, 2022 - By admin  - 0 Comments

Trong thời gian gần đây, Kiến trúc CND nhận được khá nhiều câu hỏi về Thiết kế nhà giấu mái. Như là về chi phí xây dựng, những ưu điểm của loại mái này. Hôm nay Kiến trúc CND sẽ tổng hợp những câu hỏi đó vào đây để các bạn quan tâm cùng theo doi nhé

1. Tổng quan về mái nhà

– Mái nhà là bộ phận bao phủ trên cùng của các công trình kiến trúc như nhà ở, nhà hàng, các khu di tích…. Các vật liệu làm mái cũng khá đa dạng, từ ngói đến bê tông,….

– Mái nhà là một phần tất yếu của ngôi nhà, có tác dụng che mưa che nắng….cho ngôi nhà.

– Ngoài ra mái nhà cũng góp một phần vô cùng lớn trong việc nâng cao giá trị thẩm mỹ cho công trình, phần nào giúp ta đánh giá được một công trình có thiết kế đẹp mắt và đẳng cấp hay không. Mái nhà là một phần quan trọng thể hiện được mức độ đầu tư của chủ đầu tư đối với công trình.

– Phần mái nhà cũng khá đa dạng về phong cách như nhà mái bằng, nhà mái thái, hay nhà giấu mái – mô hình mái đang được sử dụng khá nhiều trong thời gian gần đây bởi nó tiết kiếm được khá nhiều chi phí mà vẫn đảm bảo giá trị thẩm mỹ.

– Nước ta là quốc gia có khí hậu nhiệt đới gió mùa, mùa hè khô nóng. Chính vì thế mái nhà cực kì được các gia chủ quan tâm để đảm bảo cho ngôi nhà được mát mẻ vào mùa hè và ấm cúng vào mùa đông.

2. Kết cấu của mái nhà

Mái nhà là bộ phận che phủ và chịu lực. Chính vì thế khi thiết kế mái nhà cần đảm bảo 2 yếu tố là kết cấu che phủ và kết cấu chịu lực.

  • Kết cấu chịu lực: Mái nhà cần phải chịu được tải trọng tĩnh và tải trọng động. Tải trọng tĩnh bao gồm tải trọng của bản thân phần mái, tải trọng của lớp lợp, tải trọng của kết cấu đỡ lợp. Còn tải trọng động bao gồm các yếu tố bên ngoài tự nhiên như mưa, gió, …..
  • Kết cấu che phủ: Một mái nhà có thể che phủ tốt cho ngôi nhà hay không thể hiện ở khả năng chống thấm, che mua che nắng, có bị dột vào mùa mưa bão hay không, cách nhiệt chống nóng, giữ nhiệt,….Bảo vệ ngôi nhà tránh các tác động của môi trường tự nhiên.

3. Nhà giấu mái – Một loại mái nhà tiết kiệm chi phí

Về cơ bản có 2 loại mái phổ biến nhất trong giới kiến trúc đó chính là nhà mái bằng và nhà mái dốc. Có một loại mái nữa mặc dù không quá phổ biến với nhiều người nhưng lại mang lại hiệu quả cực kì tốt. Đó chính là Thiết kế nhà giấu mái – Thiết kế tiết kiệm chi phí kết hợp giữa 2 phong cách mái bằng và mái dốc.

Tại sao nhà giấu mái lại tiết kiệm chi phí ?

Để trả lời câu hỏi này, trước hết chúng ta cùng tìm hiểu kết cấu của 2 loại mái thông thường trước nhé:

a, Kết cấu Nhà mái dốc bao gồm:

  • Tường thu hồi – Kết cấu đỡ tấm lợp mái dốc
  • Vỉ kèo – Kết cấu đỡ tấm lợp mái dốc
  • Hệ thống giằng
  • Xà gồ – Kết cấu đỡ tấm lợp mái dốc
  • Cầu phong – Thuộc phần lớp lợp trong kết cấu bao che của cấu tạo mái nhà
  • Li tô – Là các thanh gỗ, được đóng vuông góc với cầu phong để mắc ngói khi lợp.
  • Lợp ngói hoặc lợp tôn – Thuộc phần lớp lợp trong kết cấu bao che của cấu tạo mái nhà
  • Độ dốc: 30 đến 60 độ.

b, Kết cấu Nhà mái bằng bao gồm:

  • Lớp kết cấu chịu lực
  • Lớp tạo dốc
  • Lớp chống thấm
  • Độ dốc: 5 đến 8 độ.

Nhà giấu mái:

  • Có thể hiểu đơn giản nhà giấu mái chính là thiết kế có mái nhưng không phải xây phần sàn mái để chịu lực mà xây trực tiếp phần mái luôn. Tức là các thiết kế giấu mái chỉ tập trung vào kết cấu che phủ, tiết kiệm chi phí ở phần kết cấu chịu lực. Sau khi xây xong phần mái, sau đó sẽ tiến hành xây hai bức tường hai bên có chiều cao bằng chóp mái bên cạnh mái để che đi phần mái đó. Nếu nhìn từ ngoài vào thì nhà giấu mái sẽ trông như các ngôi nhà mái bằng khác.
  • Độ dốc của nhà giấu mái nhỏ hơn nhà mái dốc rất nhiều, thường chỉ từ 10 đến 15 độ.
  • Nhà giấu mái thường được sử dụng cho các công trình hiện đại, được sử dụng với mục đích tiết kiệm chi phí so với nhà mái dốc mà vẫn giữ được thẩm mỹ cho ngôi nhà cũng như có tác dụng chống nắng và chống thấm tốt hơn nhà mái bằng thông thường.
  • Đối với nhà mái dốc điều bắt buộc đó là phải có hệ thống sàn mái để chống đỡ sức nặng của tấm lợp và ngói. Tuy nhiên nhà giấu mái không cần xây lớp sàn mái này vì độ dốc của nó nhỏ hơn nên phải chịu lực ít hơn và tiết kiệm chi phí từ đó.
  • Về chi phí: Chi phí xây dựng cho phần mái của nhà giấu mái xấp xỉ 1,500,000 VNĐ/m2. Chi phí xây nhà giấu mái ngang bằng với nhà mái bằng. Còn chi phí xây phần mái của nhà mái dốc thì dao động trong khoảng từ 2,500,000 VNĐ/m2 – 3,000,000 VNĐ/m2 tùy vào vật liệu sử dụng để lợp mái.

4. Những ưu điểm vượt trội của nhà giấu mái

  • Tiết kiệm chi phí xây dựng
  • Khả năng chống nóng, chống thấm tốt
  • Nâng cao gía trị thẩm mỹ tương xứng với chi phí xây dựng

Vậy có nên xây nhà giấu mái hay không ?

Câu trả lời là . Nhà giấu mái chính là thiết kế dành riêng cho những gia đình ngân sách bị hạn chế; hay trong quá trình xây dựng phát sinh kha khá chi phí và đến phần mái thì bị thiếu chi phí nên cần một giải pháp vừa giảm thiểu chi phí mà vẫn đảm bảo chức năng của phần mái nhà.

Decoration, Kiến Thức Phong Thuỷ Xây Nhà Ở, Phong Thủy

Một số vấn đề phong thủy cần lưu ý khi sắp xếp phòng ở

Posted on December 21, 2021 - By admin  - 0 Comments

Xây nhà là một trong ba chuyện lớn của đời người, nó luôn được coi là chuyện trọng đại trong mỗi gia đình. Đó là lí do mà ai chuẩn bị xây nhà cũng đặt vấn đề phong thủy lên hàng đầu. Đối với những người đang chuẩn bị xây nhà thì bài viết này sẽ cung cấp cho bạn nhiều thông tin hữu ích về phong thủy đấy.

1. Những lưu ý về phong thủy đối với Phòng khách:

– Là “bộ mặt” căn nhà nên đặt phòng khách ở vị trí phía trước nhà để lưu thông và tích tụ khí.
– Hình vuông hoặc hình chữ nhật là tốt nhất.
– Không nên treo vật trang trí tường như kiếm, huy chương, thú… ảnh hưởng đến luồng khí di chuyển dẫn đến bất hòa trong gia đình.
– Luồng khí lưu thông luôn đi từ cổng vào phòng khách nên tránh đặt hướng có mùi hôi cống rãnh sẽ ảnh hưởng xấu đến vận khí tốt và có hại cho sức khỏe của các thành viên.
– Phòng phải rộng rãi và có nhiều ánh sáng chiếu vào, dùng màu sơn tươi sáng có thể mang nhiều vận may và của cải.
– Sàn nhà được thiết kế bằng phẳng, tránh cao thấp vì sẽ dễ gây sóng gió, thăng trầm trong cuộc sống.
– Trang trí các vật bằng hình tròn sẽ làm bầu không khí dễ chịu và thân thiện hơn.

2. Những lưu ý về phong thủy đối với Phòng làm việc:

– Kim và Mộc xung khắc nên tránh đặt phòng làm việc trong phòng ngủ hoặc phòng ăn.
– Nếu muốn đặt phải làm vách, dùng rèm che hoặc tủ ngăn để tránh làm trường khí Kim và Mộc ảnh hưởng nhau.
– Cửa phòng có thể thông qua phòng khách, phòng ngủ hay vệ sinh nhưng tránh gần bếp vì sẽ bị ảnh hưởng bởi khói mùi.
– Không nên mở nhiều cửa tại phòng làm việc gây nhiễu luồng khí, mất tập trung và khó kê đồ đạc.
– Nên là hình vuông, có thể có góc bo tròn, bầu dục, bát giác hoặc lục giác.

3. Những lưu ý về phong thủy đối với Phòng ngủ:

– Hướng tuân theo nguyên tắc phong thuỷ như: toạ cát, hướng cát.
– Phải dựa vào một bức tường vững chắc để làm điểm tựa.
– Nên dùng hướng đầu là hướng chính để chọn hướng giường ngủ.
– Tránh đặt giường nằm trên bếp hay đặt giường dưới nhà tắm.
– Không được để cửa ra vào đâm thẳng vào giường ngủ.
– Gương không đựợc chiếu thẳng vào giường ngủ và cửa ra vào.

4. Những lưu ý về phong thủy đối với Nhà Bếp:

– Không nên bố trí bếp khiến người ta có thể nhìn thấy ngay từ ngoài hoặc để đường từ cửa đâm thẳng vào bếp vì như vậy dễ bị hao tán tài sản.
– Hỏa lò tối kỵ đặt quay lưng với hướng nhà, phải đặt quay về hướng lành, như thế mới nhanh có phúc.
– Bệ đặt hỏa lò nên tựa vào tường cho vững chắc, tránh để góc nhọn chiếu vào khu vực nấu vì điều đó có thể làm hại tới hòa khí trong nhà.
– Vị trí của bếp phải kê trên nền cao ráo, không khí thoáng và ánh sáng đầy đủ.
– Tránh đặt bếp đối diện với nhà vệ sinh hay cửa phòng ngủ, sức khỏe của các thành viên trong gia đình sẽ bị ảnh hưởng.

5. Những lưu ý về phong thủy đối với Bàn thờ:

– Thờ Phật: nên đặt ở nơi cao nhất trong phòng thờ của gia đình.
– Thần Linh- Gia Tiên: Có thể đặt bàn thờ Thần Linh cùng với Gia Tiên nhưng cao hơn.
– Ông Địa – Thần Tài: không được đặt trên cao mà phải đặt ngay trên mặt gạch nền nhà, đặt theo hướng tốt của chủ nhà, có thể đặt theo cách hứng lấy dòng khí bên ngoài khi vào nhà.
– Ông Táo: đặt vị trí của ông về hai hướng căn bản nhất đó là hướng tốt của chủ nhà hoặc hướng nam ( hỏa), tránh để bàn thờ đối diện nhà vệ sinh.

6. Những lưu ý về phong thủy đối với Cầu thang:

– Là con đường sinh đạo dẫn khí đến 5 khu vực khác nhau của ngôi nhà: cửa linh (bàn thờ), cửa dưỡng (nơi ngủ), cửa nạp (bếp, nhà ăn), cửa tiếp (phòng khách), cửa xả (môi trường xung quanh và nhà tắm).
– Bậc cầu thang đều ứng với sinh lão bệnh tử nên chọn số bậc cho phù hợp với gia chủ.
– Ngoài ra, phải thiết kế thuận lợi cho vấn đề đi lại cũng như thẩm mỹ, hình dáng mềm mại thì luồng khí lưu thống sẽ tốt.

7. Những lưu ý về phong thủy đối với Phòng vệ sinh:

– Tránh đặt nhà vệ sinh lên trên bếp hoặc giường ngủ, bởi phòng vệ sinh lúc nào cũng nằm vào vị trí xấu.
– Phòng vệ sinh các tầng nên thẳng hàng nhau thì hợp lý về phương vị hơn.
– Không mở cửa phòng vệ sinh thẳng với cửa chính, lối vào chính của nhà, ngoài ý nghĩa về giữ gìn thẩm mỹ còn liên quan đến trục dẫn truyền khí trong nội thất.
– Không đặt phòng vệ sinh ngay phần giữa nhà vì phần này thuộc Thổ, khắc Thủy, là nơi trang nghiêm đòi hỏi sự cao ráo, sáng sủa, thoáng đãng.

Kết luận

Mặc dù phong thủy quan trọng là vậy nhưng bạn cũng không cần quá gượng ép, bắt buộc mình phải thực hiện nhất nhất theo, như thế sẽ tự làm khó mình. Hãy kiểm tra xem phần đất nhà mình xây dựng như thế nào là hợp lý nhất. Bên cạnh vấn đề phong thủy thì cũng không thể xem nhẹ công năng, thói quen sử dụng của gia đình. Một ngôi nhà thoải mái nhất là phải đáp ứng và hài hòa cả hai yếu tố trên, như vậy chủ nhân mới cảm thấy tinh thần dễ chịu, không gian linh hoạt. Hãy là người thông minh khi áp dụng phong thủy đúng lúc, đúng chỗ, giúp ngôi nhà phát huy được tối đa lợi thế. Nếu bạn còn băn khoăn lo lắng thì Hãy liên hệ Kiến trúc CND để được tư vấn miễn phí.

Chuyện nghề

Kiến trúc sư trẻ đừng nên quá vội vàng!

Posted on December 21, 2021 - By admin  - 0 Comments

Có lẽ khi mới cầm tấm bằng KTS trên tay, đa số các KTS trẻ háo hức và tự tin lao vào cuộc sống với niềm mong mỏi sớm có được những tác phẩm đầu tay – những đứa con tinh thần mà mình đã ấp ủ từ lâu trong suốt những năm tháng còn là sinh viên. Tuy nhiên, những gì xảy đến lại không như họ nghĩ…

Ra trường, xin được vào làm trong một công ty thiết kế dù của nhà nước hay tư nhân, quy mô lớn hay nhỏ… chỉ dành cho một số bạn thực sự có chút năng lực sáng tác và kỹ năng khá giỏi về CAD, PTS, 3DMAX…. Xin được vào cơ quan làm chuyên môn thiết kế đã khó, nhưng rồi công việc được giao thì … : nào là “bổ” chi tiết: khu Wc, thang, cửa..; nào render phối cảnh ngoại thất, nội thất … cứ túi bụi, bận bịu như thế suốt 2-3 năm liền, liên miên đến phát ớn, mà mãi chẳng thấy được sếp giao những công việc như mình vẫn mong mỏi : tìm ý, sáng tác, chủ nhiệm đồ án … lại thấy các lứa đàn anh/chị có vẻ khá thảnh thơi, thi thoảng đến chỉ bảo chỗ này chỗ kia, sau đó thì đi đâu mất hút. Còn về thu nhập, thì khỏi phải nói … không thể chấp nhận được, cứ “năm cọc ba đồng” suốt mãi.

Vì vậy, sự lo lắng cho tương lai cứ lớn dần lớn dần, mỗi ngày qua lại một ngày “tâm lý” hơn. Cho đến một ngày đẹp trời, khi mà không còn đủ kiên nhẫn được nữa, ta quyết ra đi để tìm tương lai cho mình. Người nhiều tự tin ra ngoài mở văn phòng thiết kế riêng, chí ít thì cũng là chung với vài đứa bạn “thân” cùng mở công ty để “rộng cánh chim bay”. Người ít tự tin hơn thì xin sang văn phòng khác, mà nghe đâu là lãnh đạo ở đó biết “chiêu hiền đãi sĩ”, hy vọng được đãi ngộ tốt hơn… Đơn giản nhất thì cũng là vì chỗ mới hứa trả lương cao hơn chỗ mình đang làm… Cứ thế, các bạn bắt đầu một bước ngoặt mới của cuộc đời, mà thường được gọi là thời kỳ “nhảy việc” …

Nhưng đó không phải là điều mà tôi muốn đề cập chính ở bài viết này !
Với mong muốn góp cho các bạn KTS trẻ có thêm hành trang tốt hơn trong cuộc đời hành nghề, và trước khi ra những quyết định có tính bước ngoặt, tôi xin đưa ra 1 tài liệu để các bạn trẻ cùng tham khảo, đó là:

1. Trong một công ty/hãng thiết kế kiến trúc có bao nhiêu cấp bậc chuyên môn và quản lý
2. Định nghĩa các mức độ chuyên môn Kiến trúc

Đây là số liệu của AIA (Hiệp hội KTS Hoa kỳ ) công bố sau khi tiến hành Khảo sát thu nhập từ năm 2011. AIA đã gửi phiếu khảo sát đến 10.059 hãng thiết kế, nhận được phản hồi từ 1,023 hãng vào ngày cuối cũng 25 tháng 2, 2013.
Theo số liệu được công bố, thì trong 1 công ty tư vấn kiến trúc có đến 18 cấp bậc nhân sự, trong đó cấp bậc chuyên môn trực tiếp tham gia thiết kế là 9 bậc, cấp tham gia quản lý dự án thiết kế là 5 bậc, cấp quản lý công ty là 4 bậc.

Cấp bậc tham gia thiết kế được phân cấp như sau:

  • #1. Achitect 3 – KTS hạng 3: trên 10 năm công tác, có chứng chỉ hành nghề, thực hiện các dự án vừa và lớn
  • #2. Nhân viên thiết kế hạng 3: chưa có chứng chỉ hành nghề
  • #3. Achitect 2 – KTS hạng 2: trên 8 năm công tác, có chứng chỉ hành nghề, có trách nhiệm hoàn thành các bản vẽ, phụ trách nhóm thiết kế
  • #4. Nhân viên thiết kế hạng 2: chưa có chứng chỉ hành nghề
  • #5. Achitect 1 – KTS hạng 1: trên 5 năm công tác, có chứng chỉ hành nghề, chủ động thực hiện các dự án/ công việc độc lập , những tuân theo những chỉ dẫn khi thực hiện các dự án/ công việc phức tạp.
  • #6. Nhân viên thiết kế hạng 1: chưa có chứng chỉ hành nghề
  • #7. Intern 3- Nhân viên thực tập hạng 3: làm việc fulltime theo hướng dẫn để lấy chứng chỉ, 3 đến 6 năm kinh nghiệm, chịu trách nhiệm về thiết kế kỹ thuật của đồ án.
  • #8. Intern 2- Nhân viên thực tập hạng 2: làm việc fulltime theo hướng dẫn để lấy chứng chỉ, 2 đến 3 năm kinh nghiệm, triển khai thiết kế của người khác chịu sự giám sát
  • #9. Intern 1- Nhân viên thực tập hạng 1: làm việc fulltime, bước khởi đầu của việc lấy chứng chỉ.

Bạn đang ở cấp bậc nào trên con đường sự nghiêp làm Kiến trúc sư? Hãy comment dưới bài viết nhé!