Trong thời gian gần đây, Kiến trúc CND nhận được khá nhiều câu hỏi về Thiết kế nhà giấu mái. Như là về chi phí xây dựng, những ưu điểm của loại mái này. Hôm nay Kiến trúc CND sẽ tổng hợp những câu hỏi đó vào đây để các bạn quan tâm cùng theo doi nhé
1. Tổng quan về mái nhà
– Mái nhà là bộ phận bao phủ trên cùng của các công trình kiến trúc như nhà ở, nhà hàng, các khu di tích…. Các vật liệu làm mái cũng khá đa dạng, từ ngói đến bê tông,….
– Mái nhà là một phần tất yếu của ngôi nhà, có tác dụng che mưa che nắng….cho ngôi nhà.
– Ngoài ra mái nhà cũng góp một phần vô cùng lớn trong việc nâng cao giá trị thẩm mỹ cho công trình, phần nào giúp ta đánh giá được một công trình có thiết kế đẹp mắt và đẳng cấp hay không. Mái nhà là một phần quan trọng thể hiện được mức độ đầu tư của chủ đầu tư đối với công trình.
– Phần mái nhà cũng khá đa dạng về phong cách như nhà mái bằng, nhà mái thái, hay nhà giấu mái – mô hình mái đang được sử dụng khá nhiều trong thời gian gần đây bởi nó tiết kiếm được khá nhiều chi phí mà vẫn đảm bảo giá trị thẩm mỹ.
– Nước ta là quốc gia có khí hậu nhiệt đới gió mùa, mùa hè khô nóng. Chính vì thế mái nhà cực kì được các gia chủ quan tâm để đảm bảo cho ngôi nhà được mát mẻ vào mùa hè và ấm cúng vào mùa đông.
2. Kết cấu của mái nhà
Mái nhà là bộ phận che phủ và chịu lực. Chính vì thế khi thiết kế mái nhà cần đảm bảo 2 yếu tố là kết cấu che phủ và kết cấu chịu lực.
- Kết cấu chịu lực: Mái nhà cần phải chịu được tải trọng tĩnh và tải trọng động. Tải trọng tĩnh bao gồm tải trọng của bản thân phần mái, tải trọng của lớp lợp, tải trọng của kết cấu đỡ lợp. Còn tải trọng động bao gồm các yếu tố bên ngoài tự nhiên như mưa, gió, …..
- Kết cấu che phủ: Một mái nhà có thể che phủ tốt cho ngôi nhà hay không thể hiện ở khả năng chống thấm, che mua che nắng, có bị dột vào mùa mưa bão hay không, cách nhiệt chống nóng, giữ nhiệt,….Bảo vệ ngôi nhà tránh các tác động của môi trường tự nhiên.

3. Nhà giấu mái – Một loại mái nhà tiết kiệm chi phí
Về cơ bản có 2 loại mái phổ biến nhất trong giới kiến trúc đó chính là nhà mái bằng và nhà mái dốc. Có một loại mái nữa mặc dù không quá phổ biến với nhiều người nhưng lại mang lại hiệu quả cực kì tốt. Đó chính là Thiết kế nhà giấu mái – Thiết kế tiết kiệm chi phí kết hợp giữa 2 phong cách mái bằng và mái dốc.
Tại sao nhà giấu mái lại tiết kiệm chi phí ?
Để trả lời câu hỏi này, trước hết chúng ta cùng tìm hiểu kết cấu của 2 loại mái thông thường trước nhé:
a, Kết cấu Nhà mái dốc bao gồm:
- Tường thu hồi – Kết cấu đỡ tấm lợp mái dốc
- Vỉ kèo – Kết cấu đỡ tấm lợp mái dốc
- Hệ thống giằng
- Xà gồ – Kết cấu đỡ tấm lợp mái dốc
- Cầu phong – Thuộc phần lớp lợp trong kết cấu bao che của cấu tạo mái nhà
- Li tô – Là các thanh gỗ, được đóng vuông góc với cầu phong để mắc ngói khi lợp.
- Lợp ngói hoặc lợp tôn – Thuộc phần lớp lợp trong kết cấu bao che của cấu tạo mái nhà
- Độ dốc: 30 đến 60 độ.
b, Kết cấu Nhà mái bằng bao gồm:
- Lớp kết cấu chịu lực
- Lớp tạo dốc
- Lớp chống thấm
- Độ dốc: 5 đến 8 độ.
Nhà giấu mái:
- Có thể hiểu đơn giản nhà giấu mái chính là thiết kế có mái nhưng không phải xây phần sàn mái để chịu lực mà xây trực tiếp phần mái luôn. Tức là các thiết kế giấu mái chỉ tập trung vào kết cấu che phủ, tiết kiệm chi phí ở phần kết cấu chịu lực. Sau khi xây xong phần mái, sau đó sẽ tiến hành xây hai bức tường hai bên có chiều cao bằng chóp mái bên cạnh mái để che đi phần mái đó. Nếu nhìn từ ngoài vào thì nhà giấu mái sẽ trông như các ngôi nhà mái bằng khác.
- Độ dốc của nhà giấu mái nhỏ hơn nhà mái dốc rất nhiều, thường chỉ từ 10 đến 15 độ.
- Nhà giấu mái thường được sử dụng cho các công trình hiện đại, được sử dụng với mục đích tiết kiệm chi phí so với nhà mái dốc mà vẫn giữ được thẩm mỹ cho ngôi nhà cũng như có tác dụng chống nắng và chống thấm tốt hơn nhà mái bằng thông thường.
- Đối với nhà mái dốc điều bắt buộc đó là phải có hệ thống sàn mái để chống đỡ sức nặng của tấm lợp và ngói. Tuy nhiên nhà giấu mái không cần xây lớp sàn mái này vì độ dốc của nó nhỏ hơn nên phải chịu lực ít hơn và tiết kiệm chi phí từ đó.
- Về chi phí: Chi phí xây dựng cho phần mái của nhà giấu mái xấp xỉ 1,500,000 VNĐ/m2. Chi phí xây nhà giấu mái ngang bằng với nhà mái bằng. Còn chi phí xây phần mái của nhà mái dốc thì dao động trong khoảng từ 2,500,000 VNĐ/m2 – 3,000,000 VNĐ/m2 tùy vào vật liệu sử dụng để lợp mái.
4. Những ưu điểm vượt trội của nhà giấu mái
- Tiết kiệm chi phí xây dựng
- Khả năng chống nóng, chống thấm tốt
- Nâng cao gía trị thẩm mỹ tương xứng với chi phí xây dựng
Vậy có nên xây nhà giấu mái hay không ?
Câu trả lời là CÓ. Nhà giấu mái chính là thiết kế dành riêng cho những gia đình ngân sách bị hạn chế; hay trong quá trình xây dựng phát sinh kha khá chi phí và đến phần mái thì bị thiếu chi phí nên cần một giải pháp vừa giảm thiểu chi phí mà vẫn đảm bảo chức năng của phần mái nhà.